Máy sấy chân không công nghiệp
Hiện nay, sấy chân không đã trở thành một phương pháp sấy được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và ứng dụng vào trong quá trình sản xuất. Vậy máy sấy chân không là gì? Nguyên lý hoạt động cùng những ưu, nhược điểm của loại máy sấy này và tính ứng dụng của nó trong các cơ sở sản xuất thế nào? Bài viết bên dưới của E-MART sẽ giúp khách hàng có thêm góc nhìn tổng quan về phương pháp sấy hiện đại rất phổ biến này.
Máy sấy chân không là gì?
Sấy chân không là phương pháp sấy sản phẩm trong môi trường áp suất thấp, gần như là chân không. Trong môi trường này, nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ sôi thông thường, chỉ khoảng 30-40 độ C. Khi nước sôi đồng nghĩa với sự bốc hơi nước diễn ra rất nhanh làm cho vật sấy khô nhanh hơn với sấy nhiệt thông thường, do đó không làm ảnh hưởng đến đặc tính tự nhiên cũng như chất dinh dưỡng trong sản phẩm. Hơi nước hay ẩm từ sản phẩm sẽ được hút ra ngoài ngay sau đó nhờ bơm chân không.
Tham khảo về Lò sấy – Máy sấy công nghiệp
Nguyên lý hoạt động của máy sấy chân không
Khi cho sản phẩm sấy vào trong buồng sấy và tiến hành bật máy thì quá trình sấy sẽ được bắt đầu. Nguyên lý của sấy chân không phụ thuộc vào điểm sôi của nước. Hệ thống bơm hút chân không sẽ làm cho áp suất trong buồng sấy giảm dần, khi áp suất đã giảm đạt gần tới ngưỡng yêu cầu thì hệ thống nhiệt sẽ cấp nhiệt cho buồng sấy. Tại thời điểm này, do áp suất trong buồng sấy thấp nên chỉ cần cấp nhiệt từ 30-500C là nước đã sôi, khi đó nước hay độ ẩm trong sản phẩm sẽ nhanh chóng bị bốc hơi và thoát ra ngoài.
Khi hơi nước đã được thoát ra khỏi sản phẩm sấy thì áp suất trong buồng sẽ tăng lên, khi đó hệ thống điều khiển sẽ cấp tín hiệu cho bơm hút chân không làm việc. Không khí trong buồng sấy sẽ mang nhiều hơi nước ra ngoài và cần phải đi qua buồng ngưng tụ hơi nước để ngưng tụ hoàn toàn hơi nước trước khi đưa không khí vào máy hút chân không. Quá trình hút chân không sẽ được diễn ra liên tục, một khi độ ẩm và nước trong sản phẩm thoát ra ngoài sẽ bị hút ra khỏi buồng sấy ngay lập tức nên sản phẩm sẽ rất nhanh khô và đảm bảo màu sắc đẹp.
Tìm hiểu thêm về Sự khác biệt giữa phương pháp sấy chân không, sấy lạnh và sấy thăng hoa
Ưu và nhược điểm của máy sấy chân không
Với nhu cầu sấy khô sản phẩm trong sản xuất ngày càng lớn, khách hàng luôn muốn tìm kiếm những thiết bị sấy phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng, đáp ứng được các tiêu chí cơ bản nhất của công đoạn sấy như sấy nhanh, tiết kiệm được năng lượng và nhân công, không ảnh hưởng quá nhiều đến tính chất của sản phẩm sấy. Hãy cùng E-MART điểm qua ưu, nhược điểm của phương pháp sấy này nhé.
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp sấy chân không và cũng là yếu tố khiến nó trở thành lựa chọn duy nhất của nhiều ngành công nghiệp là nhờ được sấy với nhiệt độ thấp nên sản phẩm được sấy sẽ giữ nguyên được cấu trúc vật lý, hóa học, màu sắc, hương vị, chất lượng cũng như các đặc trưng vốn có.
Nhiệt độ sấy thấp, công suất cấp nhiệt nhỏ nên thời gian sấy sẽ được rút ngắn nhanh hơn một số phương pháp sấy khác. Giúp tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất.
Thành phẩm sấy có độ ẩm rất thấp, chỉ còn từ 1-3%, vì vậy thời gian bảo quản sản phẩm sẽ được lâu hơn.
Thiết bị điều khiển hiện đại và dễ sử dụng, tự hoạt động theo cài đặt của người sử dụng giúp tiết kiệm được thời gian, nhân công cho cơ sở sản xuất.
Nhược điểm:
Do có thêm bộ phận hút chân không nên kích thước của máy lớn lớn và cồng kềnh hơn so với các loại mấy sấy nhiệt, máy sấy lạnh thông thường.
Đặc tính của máy sấy chân không công nghiệp là sấy ở nhiệt độ thấp nên sẽ không phù hợp với các sản phẩm cần sấy ở nhiệt độ cao từ 60oC trở lên.
Giá thành khá cao, phù hợp với những doanh nghiệp vừa và lớn với nhu cầu sản xuất đại trà và những lĩnh vực sản xuất yêu cầu cao về màu sắc, hương vị và thành phần dinh dưỡng của sản phẩm say khi sấy.
Cần được bảo dưỡng thường xuyên để luôn đảm bảo độ bền và hoạt động của máy.
Máy sấy chân không thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
Phương pháp sấy chân không được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như:
Trong lĩnh vực thực phẩm: Các loại nông sản, trái cây sau thu hoạch, vật liệu có chứa tinh dầu cao hay trong dược phẩm, thảo dược quý có yêu cầu nhiệt độ sấy thấp để giữ nguyên chất lượng và màu sắc, không làm phá hủy hay biến tính các chất.
Xem thêm: Máy sấy thực phẩm công nghiệp
Trong lĩnh vực công nghiệp: Sản phẩm sấy có độ nhạy cảm nhiệt và không thể sấy ở nhiệt độ cao như các chất bán dẫn. Hay các linh kiện vi mạch điện tử, điều hòa mẫu thử như nhựa hoặc hạt nhựa, làm khô các ống kính nhạy nhiệt…
Ngành công nghiệp quang học cũng sử dụng công nghệ này để làm khô các ống kính nhạy nhiệt ở nhiệt độ thấp trong buồng để tránh các đốm nước đọng lại trên bề mặt.
Ngoài ra phương pháp sấy chân không được dùng để sấy các vật liệu khô chậm khó sấy như các loại gỗ quý.