Phân biệt phương pháp sấy chân không, sấy lạnh và sấy thăng hoa

MỤC LỤC


Hiện nay trên thị thường có rất nhiều thiết bị sấy với các phương pháp sấy khác nhau, trong đó sấy lạnh, sấy chân không và sấy thăng hoa đều được các cơ sở sản xuất đánh giá và tin dùng là những phương pháp sấy tốt nhất hiện nay. Cả ba phương pháp sấy này đều có quy trình sấy khác nhau, mục đích sử dụng và chất lượng sản phẩm cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, cả ba đều có điểm tương đồng là hoạt động với công thức sấy ở nhiệt độ thấp nên nhiều khách hàng thường có sự nhầm lẫn là một phương pháp sấy. Với bài viết này, E-MART hi vọng sẽ có thể cung cấp cho các bạn sự khác biệt cơ bản của ba phương pháp sấy trên.

Phương pháp sấy chân không

Sấy chân không là phương pháp sấy sản phẩm trong môi trường áp suất thấp, gần như là chân không. Với sự giúp đỡ của bơm chân không, áp suất được giảm xung quanh vật chất. Trong môi trường này, nước trong sản phẩm sấy sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ sôi thông thường, chỉ còn khoảng 30-400C, do đó làm tăng đáng kể tỷ lệ bốc hơi. Kết quả là làm tăng tỷ lệ khô của vật chất. Quá trình sấy chân không là sự hoạt động theo mẻ, được thực hiện tại điểm áp suất thấp và độ ẩm tương đối thấp hơn so với áp suất môi trường. Sấy chân không thường được sử dụng rộng rãi trong sấy các vật chất có tính hút ẩm và nhạy nhiệt.

Tham khảo: Máy sấy chân không

Nguyên lý hoạt động của máy sấy chân không

Khi cho sản phẩm sấy vào trong buồng sấy và tiến hành bật máy thì quá trình sấy sẽ được bắt đầu. Nguyên lý của sấy chân không phụ thuộc vào điểm sôi của nước. Hệ thống bơm hút chân không sẽ làm cho áp suất trong buồng sấy giảm dần, khi áp suất đã giảm đạt gần tới ngưỡng yêu cầu thì hệ thống nhiệt sẽ cấp nhiệt cho buồng sấy. Tại thời điểm này, do áp suất trong buồng sấy thấp nên chỉ cần cấp nhiệt từ 30 – 50 độ C là nước đã sôi, khi đó nước hay độ ẩm trong sản phẩm sẽ nhanh chóng bị bốc hơi và thoát ra ngoài.

Khi hơi nước đã được thoát ra khỏi sản phẩm sấy thì áp suất trong buồng sẽ tăng lên, khi đó hệ thống điều khiển sẽ cấp tín hiệu cho bơm hút chân không làm việc. Không khí trong buồng sấy sẽ mang nhiều hơi nước ra ngoài và cần phải đi qua buồng ngưng tụ hơi nước để ngưng tụ hoàn toàn hơi nước trước khi đưa không khí vào máy hút chân không. Quá trình hút chân không sẽ được diễn ra liên tục, một khi độ ẩm và nước trong sản phẩm thoát ra ngoài sẽ bị hút ra khỏi buồng sấy ngay lập tức nên sản phẩm sẽ rất nhanh khô và đảm bảo màu sắc đẹp.

[VIDEO] Ứng dụng công nghệ sấy chân không

Phương pháp sấy lạnh

Sấy lạnh là phương pháp sấy khô sản phẩm ở nhiệt độ thấp, thường từ 10 độ C đến 50 độ C và quá trình sấy được tiến hành ở áp suất khí quyển. Đây là phương pháp sấy khô sản phẩm nhờ yếu tố quan trọng là không khí đưa vào buồng sấy đã được làm khô gần như hoàn toàn, vì vậy sản phẩm có thể sấy khô ở nhiệt độ thấp. Khi độ ẩm trong không khí thấp hơn độ ẩm bên trong sản phẩm sấy thì hơi nước trong sản phẩm sẽ bị khuếch tán (bay hơi) ra ngoài cho đến khi độ ẩm trong không khí bằng với độ ẩm bên trong sản phẩm sấy thì quá trình này mới dừng lại. Quá trình làm khô không khí và khuếch tán liên tục, nhờ đó sản phẩm sấy sẽ khô nhanh chóng.

Bên cạnh sấy thăng hoa thì đây là một trong những dòng máy sấy khô hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sấy lạnh và sấy thăng hoa, tuy nhiên phương pháp sấy lạnh hoàn toàn khác biệt và không liên quan gì đến phương pháp sấy thăng hoa cả.

Nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh

Máy sấy lạnh hoạt động theo nguyên lý hệ thống bơm nhiệt. Bơm nhiệt là hệ thống bao gồm nhiều thiết bị cơ bản như cục nóng, cục lạnh, van tiết lưu, máy nén, chất dung môi, hệ thống đường ống kết nối.

Đầu tiên không khí mang hơi ẩm lớn ở buồng sấy đưa qua cục lạnh. Ở đây nhiệt độ của không khí được hấp thụ, sau đó hơi nước ngưng tụ thành giọt nước và chảy ra ngoài, đi qua cục lạnh là không khí khô với nhiệt độ thấp.

[VIDEO] Ứng dụng công nghệ sấy lạnh

Tiếp tục không khí được đưa qua cục nóng và sấy nóng ở đây ở nhiệt độ từ 30 độ C đến 50 độ C rồi được chuyển qua buồng sấy, khi đó lượng nước sản phẩm sẽ bị khuếch tán ra bên ngoài, đưa tới buồng lạnh để làm ngưng tụ hơi nước, tiếp tục không khí được đưa vào buồng đốt nóng cho đến khi nhiệt độ đạt yêu cầu rồi quay vòng về buồng sấy. Đây là chu trình kín và diễn ra liên tục, lượng nước có trong sản phẩm liên tục bốc hơi và nhiệt độ sấy thấp sẽ không làm thay đổi màu sắc, không làm thay đổi bên trong cấu trúc và các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.

Phương pháp sấy thăng hoa

Là sự cải tiến hoàn hảo, đáp ứng được gần như tất cả các yêu cầu nghiêm khắc về mặt kỹ thuật và chất lượng trong quá trình sấy rau củ quả, thực phẩm, dược liệu hay y học. Sấy thăng hoa là phương pháp sấy khô sản phẩm ở nhiệt độ âm, thường là từ âm 20 độ C đến âm 40 độ C. Các sản phẩm thường được áp dụng phương thức sấy cao cấp này là các loại hoa quả có giá trị cao như kiwi, sầu riêng, bơ, dâu dây, nụ hoa hồng, đông trùng hạ thảo và các sản phẩm mềm nhũn nói chung.

Tham khảo: Máy sấy thực phẩm công nghiệp

Nguyên lý hoạt động của máy sấy thăng hoa

Máy sấy thăng hoa có cấu tạo khá phức tạp từ nhiều thành phần và bộ phận tạo thành, tuy nhiên quy trình vận hành lại thông suốt và gọn gàng, có thể tóm lại ở bốn giai đoạn  sau:

  • Giai đoạn làm đông: Sau khi được cho vào buồng sấy, sản phẩm sấy sẽ được cấp đông ở nhiệt độ từ âm 50 độ C đến âm 80 độ C để toàn bộ lượng nước trong sản phẩm được đông đá. Quá trình này giúp giữ nguyên cấu trúc và tính chất của sản phẩm. Lưu ý quá trình làm đông của mỗi loại sản phẩm sẽ khác nhau tùy vào tính chất của sản phẩm.

  • Giai đoạn làm khô sơ cấp (Giai đoạn sấy thăng hoa): Sau khi đạt được nhiệt độ và cấu trúc tinh thể đông phù hợp, áp suất trong môi trường sấy sẽ được giảm xuống áp suất chân không, tiếp sau đó sản phẩm bắt đầu được sấy khô bằng cách hấp thụ lượng nhiệt đã được tính toán chính xác sao cho các phân tử nước từ dạng tinh thể sang dạng hơi mà không phải qua trạng thái lỏng. Khi quá trình làm khô kết thúc thì toàn bộ nước tự do sẽ bay hơi, 90% độ ẩm trong sản phẩm sẽ được lấy đi. Trong suốt thời gian làm khô cấp sơ cấp, nhiệt độ dàn ngưng tụ, nhiệt độ chế phẩm và áp suất chân không là những yếu tố quyết định tốc độ thăng hoa của sản phẩm. Nhiệt độ của dàn ngưng tụ phải thấp hơn 15 độ C so với nhiệt độ làm khô của sản phẩm.

  • Giai đoạn làm khô thứ cấp (Giai đoạn bốc hơi ẩm còn lại): Sau khi kết thúc kết thúc giai đoạn làm khô sơ cấp và tất cả băng đã thăng hoa, tuy nhiên vẫn còn ẩm liên kết tồn tại bên trong vật sấy. Nhiệt độ trong buồng sẽ được tăng cao sấy cho tới khi lượng nước trong vật còn lại khoảng 1-5%.

  • Giai đoạn đóng gói: Thực phẩm sau khi sấy thăng hoa sẽ được đóng gói chân không để ngăn ẩm và oxi hóa.

Trên đây là những thông tin cơ bản để giúp khách hàng phân biệt được sự khác nhau giữa ba phương pháp sấy chân không, sấy lạnh và sấy thăng hoa. Hi vọng các thông tin trên đã giải đáp một phần thắc mắc của khách hàng. Nếu cần tư vấn hay thông tin chi tiết, xin bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến E-MART để được giải đáp thêm.

Tìm hiểu thêm về các loại Máy sấy trong công nghiệp

LIÊN HỆ TƯ VẤN KỸ THUẬT & BÁO GIÁ HỆ THỐNG SẤY

089.886.4118 – 089.669.4118

mail emart.salesmanager@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *